Bí Quyết Sửa Lỗi Thường Gặp Khi Hát Dàn Karaoke Gia Đình
27/05/2022Nếu bạn đang sở hữu một bộ dàn karaoke gia đình xịn sò nhưng gặp những vấn đề khó khăn khiến buổi tiệc âm nhạc bị ngắt đoạn hay gặp các tình huống gây khó chịu, tụt cảm xúc. Hãy cùng tham khảo bí quyết sửa các lỗi thường gặp khi hát dàn karaoke gia đình dưới đây nhé. Đảm bảo sẽ mang lại trải nghiệm tối ưu nhất dành cho gia đình bạn.
1. Lỗi loa karaoke gia đình không phát ra âm thanh
Loa không phát ra âm thanh được coi là lỗi thường xuyên bắt gặp đối với các dàn karaoke gia đình. Có thể do nguyên nhân người dùng chưa kết nối dây của tất cả các thiết bị cơ bản như: loa karaoke, amply, cục đẩy công suất. Nếu bạn đã cắm dây thì hãy kiểm tra dây nguồn có bị lỏng, hư hay đứt bởi chuột cắn không.
Kiểm tra kỹ càng cổng kết nối mặt sau của loa karaoke gia đình
Cách xử lý nhanh
Rà soát lại dây điện, jack cắm và hệ thống kết nối hoàn chỉnh. Ngoài ra, nếu tệ hơn dây cáp bị đứt thì bạn nên thay thế một cổng kết nối chính hãng khác giúp bảo vệ tính bền bỉ, tuổi thọ của bộ dàn karaoke gia đình hơn.
2. Tình trạng mất tiếng từ Micro
Nếu bạn đang hát nhưng chỉ nghe tiếng nhạc nền mà không còn nghe giọng hát của mình thì lý do hầu hết là từ chiếc micro. Một số trường hợp khiến micro không còn hoạt động như sau:
- Bộ thu micro đang để âm lượng ở chế độ mute hoặc micro bị hỏng đầu capsule
- Micro bị hết pin (đối với micro karaoke không dây)
- Micro có dây lỏng hoặc hư hỏng giữa đầu nối và amply/ vang số
- Tần số giữa micro và đầu thu không bắt được sóng với nhau (xảy ra đối với bộ micro không dây)
Bộ micro không dây SoundMix 599 II Pro
Làm thế nào để khắc phục tình huống trên?
- Kiểm tra tình trạng pin của micro. Bạn có thể nhìn trên màn hình ở phần thân mic xem có sáng đèn không.
- Kiểm tra dây nối, âm lượng, tần số của bộ nguồn micro và dàn hát karaoke gia đình nhằm chắc chắn các thiết bị đã kết nối với nhau. Nếu cả hai khớp với nhau, bộ thu micro sẽ sáng đèn.
- Đối với vấn đề hỏng đầu capsule thì cần mua một thiết bị mới hoặc mang đến trung tâm bảo hành để nhờ hỗ trợ nhanh nhất.
Khám phá: Tổng hợp các bộ dàn karaoke gia đình hay, có chi phí tốt nhất hiện nay |
3. Lỗi dàn loa karaoke gia đình chỉ nghe được 1 bên
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trường hợp loa karaoke mất tiếng 1 bên khiến dàn âm thanh gia đình không còn trọn vẹn như:
- Bộ loa hát karaoke gia đình lâu ngày không sử dụng, không vệ sinh bụi bẩn, côn trùng cắn đứt dây loa.
- Ngoài ra, jack cắm, đầu nối với amply/mainpower 1 bên loa bị lỏng. Hoặc loa đó bị cháy linh kiện, củ loa bass bên trong.
Thường xuyên vệ sinh và bảo hành màng loa tại đơn vị âm thanh uy tín
- Nếu bạn gặp phải tình trạng có 1 bên phải phát thì bên trái tắt. Sau khi ấn núm xoay volume xuống thì âm thanh bên trái mở nhưng bên phải lại tắt. Thì có thể do biến trở loa karaoke đã gặp vấn đề. Tình huống này ít xảy ra nhưng cũng có khả năng.
Cách khắc phục:
- Nếu do dây loa bị đứt: Bạn có thể nối chúng lại hoặc thay thế dây mới nếu dây loa đã được sử dụng trong thời gian dài.
- Nếu do hỏng biến trở hoặc loa bị hỏng: Với trường hợp này bạn nên mang bộ loa đến trung tâm bảo hành để kiểm tra và sửa chính xác.
- Không phải lúc nào cũng do lỗi của loa, bạn hãy kiểm tra những thiết bị xử lý âm thanh đầu ra được phối ghép trong bộ dàn hát karaoke gia đình như: vang số, amply, cục đẩy,... Có thể do một trong cách thiết bị xử lý bị hỏng một bên nên dẫn tới 1 bên loa không có tiếng.
Cấu tạo chi tiết của một bộ dàn karaoke gia đình thông thường
4. Lỗi âm thanh dàn karaoke gia đình bị hú, rít, chói tai
Đây là lỗi khá thường gặp phải mỗi khi hát karaoke. Nguyên nhân có thể là do có thể quá say mê hát mà vô tình đứng gần bộ loa hoặc cách cầm micro sai cách (hướng thẳng đầu mic vào loa) sẽ khiến dàn karaoke bị hú.
Không nên dí sát đầu micro vào miệng trong lúc hát karaoke
Bên cạnh đó, âm bass quá to hay âm treble thừa sẽ khiến âm thanh phát ra không hay khiến méo tiếng, không đồng nhất
Thêm vào đó, cách cân chỉnh các thông số kỹ thuật của vang số cũng ảnh hưởng quan trọng đến vấn đề trên.
Cách xử lý:
Nên chú ý cách cầm micro, tránh dùng tay che tín hiệu anten của micro. Đặc biệt, giữa khoảng cách giữa miệng và micro hợp lý để không bị hú.
Cách thức cầm micro karaoke đúng chuẩn
Điều chỉnh âm bass vừa phải để ổn định hệ thống và cân chỉnh âm treble một cách từ từ đến lúc giọng hát và âm thanh được hay nhất.
Vang số và micro được coi là bộ phận phải được điều chỉnh hài hòa và đồng bộ với nhau. Bạn có thể nhờ nhân viên kỹ thuật setup sẵn thông số kỹ thuật giúp bạn có những tính năng độc đáo loại bỏ nhiều vấn đề khiến mic bị hú, nhiễu âm.
Nhân viên kỹ thuật Thiên Vũ Audio cân chỉnh thông số chuẩn đáp ứng với nhu cầu khách hàng
5. Lỗi lắp đặt hệ thống loa hát karaoke gia đình sai vị trí
Loa là một thiết bị quan trọng nhất trong bộ dàn karaoke gia đình. Một số lý do khiến loa phát ra âm thanh không hay, không cảm nhận rõ chất âm như: cách thức lắp đặt loa, vị trí ngồi hát cách loa chưa hợp lý.
Treo loa karaoke gia đình giúp tiết kiệm diện tích căn phòng và thẩm mỹ
Tham khảo ngay cách khắc phục tại: Cách Đặt Loa Karaoke Đúng Cách Giúp Âm Thanh Hay Nhất | Thiên Vũ Audio |
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có những đánh giá khách quan và mang đến trải nghiệm tốt hơn đối với không gian giải trí nhà bạn. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các bộ dàn karaoke gia đình được ưa chuộng nhất hiện nay. Hãy liên hệ cho chúng tôi để được tư vấn nhiệt tình nhé!
Showroom: 779 Trần Hưng Đạo, Phường 1, Quận 5, TPHCM
Hotline: 0787 683 688 - 0909397737
Có thể bạn quan tâm: Dàn Karaoke Gia Đình Cao Cấp - Phối Ghép Chuyên Nghiệp - Hát Hay Tuyệt Đỉnh Phân biệt các loại micro hát karaoke và cách lựa chọn micro karaoke thích hợp |
Bình luận bài viết này
Chia sẻ suy nghĩ của bạn với mọi người
Không có bình luận nào cho bài viết.
Viết bình luận