Làm thế nào để tránh những lỗi thường gặp có trong micro không dây?

07/08/2020

Micro không dây, vốn được xem là một thiết bị tuyệt vời khi nó giúp bạn thoát khỏi đám dây lộn xộn, lại cũng có thể khiến bạn gặp phải những vấn đề đau đầu khác. Làm thế nào để sử dụng micro mà không gặp lỗi không phải chỉ là thách thức đối với những người mới sử dụng lần đầu mà đôi khi là cả những chuyên gia hay những người sử dụng lâu năm. Không một ai và cũng không có nhà sản xuất nào có thể tự tin nói rằng sản phẩm của mình sẽ không bao giờ có sự cố. Chính vì vậy, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số vấn đề phổ biến và cách khắc phục nhé!

 

lỗi thường gặp có trong micro không dây

 

Tín hiệu bị chặn

Người dùng nên cố gắng duy trì tầm nhìn thẳng (line-of-sight LOS) từ micro đến anten đầu thu rõ nhất có thể, có nghĩa là bạn nên tránh đặt kim loại hay đường truyền bị gián đoạn bởi vách tường. Lý tưởng nhất, micro nên nằm cùng phòng với đầu thu, đặt trên bục cao hơn chỗ bạn ngồi và những vật khác trong phòng.

 

lỗi thường gặp có trong micro không dây 2

 

Một nguyên nhân khác nữa đến từ chính chúng ta! Vì phần lớn cơ thể con người là nước (mặn), chúng ta có thể hấp thụ, chặn, can thiệp và phản xạ tín hiệu RF phát ra từ micro. Bên cạnh đó, nếu đặt tay lên anten trên micro, mức độ hoạt động của nó có thể bị giảm ít nhất là 50%. Tương tự, anten của bộ đàm bị xoắn hoặc bị gập cũng sẽ làm cường độ truyền tín hiệu cũng bị giảm mạnh.

 

Chọn sai loại anten hoặc vị trí đặt không chính xác

 

Mọi người thường mắc rất nhiều sai lầm về anten thu. Những sai lầm trong lựa chọn anten, vị trí hoặc cáp có thể gây ra vùng câm hoặc làm giảm cường độ tín hiệu và từ đó, việc mất tín hiệu tạm thời thường xuyên xảy ra hơn.

 

Đầu thu nhiều anten có hiệu quả tốt hơn so với loại chỉ có một anten, nhưng để có thể phát huy hiệu quả một cách tối đa, các anten cần phải được đặt ở vị trí thích hợp: nó cần phải được đặt cách nhau ít nhất là một phần tư bước sóng (khoảng 50cm ở 600 MHz), lý tưởng nhất là một bước sóng (khoảng 152cm ở 600 MHz) và nên được chỉnh theo hình chữ V.

 

Cố gắng đặt anten càng gần đường truyền của micro càng tốt. Một số anten có thể có băng tần xác định. Đừng cố sử dụng anten từ một hệ thống khác trước khi chắc chắn rằng nó có tần số thích hợp.

 

Trong trường hợp đầu thu không thể đặt gần khu vực mà bạn hay ngồi để hát (trong tủ thiết bị,...), bạn nên lắp đặt thêm anten ½ bước sóng hoặc anten định hướng (lý tưởng nhất là đặt ở phía trên khu vực khán đài).

 

Tăng khoảng cách giữa các anten của đầu thu lên một bước sóng (khoảng 152cm ở 600 MHz) cũng là một giải pháp. Nếu khoảng cách được nới rộng, hiệu suất có thể không được cải thiện, nhưng nó có thể giúp phủ sóng tốt hơn, đặc biệt là trong những không gian lớn như sân khấu, nhà thờ hay phòng họp.

 

Nếu anten nằm ở xa so với nơi bạn ngồi, hãy sử dụng loại anten định hướng vì nó sẽ thu thêm tín hiệu từ hướng cụ thể và hạn chế âm thanh từ các hướng khác. Nếu anten được kết nối với đầu thu bằng cáp đồng trục, anten trong bộ khuếch đại có thể được sử dụng để để khắc phục việc mất tín hiệu vốn có trong cáp. Số lượng tổn thất phụ thuộc vào độ dài và loại cáp được sử dụng, vì vậy hãy làm theo khuyến nghị của nhà sản xuất. Tổng thiệt hại không được vượt quá 5 dB.

 

Phối hợp tần số không tốt

 

Một bộ tần số không dây được phối hợp đúng phải đáp ứng hai tiêu chí: tần số phải khác tần số của các kênh TV có sẵn và phải tương thích lẫn nhau.

TV có thể hoạt động ở mức công suất lên tới một triệu W trong khi hệ thống micro không dây thường chỉ có 50 mW (năm mươi phần một nghìn của một W!). Để tránh làm nhiễu sóng TV, cần tránh sử dụng tần số của các kênh truyền hình địa phương.

 

Bao xa thì được xem là “địa phương”? Thông thường là dưới 80 hoặc 100km, tùy thuộc vào vùng phủ sóng của từng trạm phát truyền hình. Tin tốt là, các thiết lập trong nhà ít rủi ro hơn ngoài trời vì cấu trúc tòa nhà thường sẽ làm tín hiệu truyền hình bị giảm mạnh.

 

Bạn có thể sẽ không để ý đến những trạm phát truyền hình. Tuy nhiên, vì có thể dễ dàng nắm được vị trí của nó, bạn có thể dễ dàng lựa chọn tần số phù hợp cho hệ thống micro không dây. 

 

Để đảm bảo bộ tần số tương thích lẫn nhau khi các kênh TV địa phương được xét tới, bạn có thể dùng một trong hai cách sau đây. Cách đơn giản hơn là sử dụng tần số của "Nhóm" và "Kênh" đã được lập trình sẵn trong hệ thống không dây. Bằng cách sử dụng các Kênh nằm trong cùng một Nhóm, khả năng tương thích được đảm bảo. Bạn có thể xem thông tin về Nhóm và Kênh tại trang web của hãng hoặc sử dụng chức năng "Quét" tích hợp trên chính đầu thu.

 

Nếu bạn phải cài đặt một hệ thống phức tạp hơn, ví dụ như micro và tai nghe không dây cùng một lúc, bạn cần phải sử dụng phần mềm máy tính để tìm ra tần số phù hợp. Trong trường hợp này, bạn có thể nhờ bên sản xuất hỗ trợ.

 

Nên nhớ rằng, không có gì là bền vững. Ngay cả khi một hệ thống âm thanh chỉ nằm ở một chỗ, môi trường sóng cũng có thể bị thay đổi bất ngờ. Đài truyền hình thì không đổi, nhưng có thể có các hệ thống không dây khác trong dải tần số - đó có thể là từ hệ thống của bạn, hoặc cũng có thể là từ quán cà phê mới mở trên phố, và đó cũng chính là lý do tại sao việc đảm bảo tần số thích hợp lại quan trọng và cần được chú trọng.

 

>> Tham khảo: Cách cầm Micro hát hay như ca sĩ

 

Không quan tâm đến loại pin bạn sử dụng

 

Mặc dù pin là một trong những vấn đề quan trọng của của micro không dây, nhiều người vẫn còn xem nhẹ điều đó và cố gắng cắt giảm chi phí bằng cách sử dụng những loại pin rẻ tiền. Hầu hết các nhà sản xuất khuyến nghị sử dụng pin kiềm hoặc pin li-ion dùng một lần vì điện áp đầu ra của những loại pin này rất ổn định. Điều này rất quan trọng vì micro sẽ có hiện tượng méo âm thanh hoặc sụt tín hiệu nếu điện áp thấp.

 

Để khắc phục vấn đề này, hãy so sánh một cách cẩn thận điện áp yêu cầu của micro với điện áp của pin. Với những thiết bị 9V, loại li-ion tốt hơn loại NiMH và NiCd, vốn chỉ có thể thời lượng một vài giờ. Đối với các thiết bị AA, pin sạc NiMH cung cấp hiệu suất tương đương pin kiềm sử dụng một lần.

 

Pin sạc nhiều lần có vẻ là giải pháp lý tưởng, nhưng trên thực tế, loại pin này cung cấp điện áp ít hơn khoảng 20% ​​so với pin sử dụng một lần - ngay cả khi được sạc đầy. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể sử dụng miễn sao bạn đảm bảo rằng nó được sử dụng đúng cách. Hãy tháo pin ra sau mỗi lần sử dụng. Điều này giúp pin không bị hao hụt không cần thiết, cũng như ngăn chặn những rò rỉ tiềm ẩn khi bạn không sử dụng trong một thời gian dài.

 

Thiết lập độ lợi (gain) không đúng

 

Thiết lập đúng độ lợi đầu vào là một trong những điều chỉnh quan trọng nhất trên hệ thống micro không dây. Nếu bạn đặt độ lợi quá cao, âm thanh có thể bị méo, còn nếu bạn đặt quá thấp, tỷ lệ giữa công suất của tín hiệu và tạp âm (signal-to-noise) sẽ không được cao. Hầu hết các hệ thống không dây đều có bộ điều khiển ở ngay thân micro.

 

lỗi thường gặp có trong micro không dây 3

 

Bạn có thể xem nó tương tự như việc bạn điều chỉnh trim hoặc gain của mixer. Chức năng của nó là điều chỉnh độ nhạy thấp vừa đủ để ngăn đầu vào bị bể tiếng (clipping, peak, overload) nhưng vẫn phải đủ cao hơn mức nhiễu của hệ thống.

 

Điều chỉnh độ lợi của micro cũng tương tự như khi điều chỉnh trên mixer: điều chỉnh sao cho tín hiệu đầu vào chỉ vừa đủ làm sáng đèn báo overload hoặc peak. Đối với hệ thống không dây, thông số này thường nằm trên đầu thu, do đó cần phải quan sát bảng thông số của đầu thu.

 

Nếu tín hiệu peak nhấp nháy liên tục, hãy giảm mức tăng độ lợi cho đến khi nó chỉ thi thoảng nhấp nháy. Ngược lại, nếu nó không nhấp nháy, hãy tăng từ từ cho đến khi đạt yêu cầu.

Nhiều hệ thống micro không dây có bộ điều khiển trên đầu thu. Vì điều khiển này chỉ ảnh hưởng đến đầu ra máy thu, nên nó không có tác dụng trong việc điều chỉnh micro. Nếu méo hoặc nhiễu tín hiệu kém xảy ra do micro, nó không thể được "sửa" bằng cách thay đổi mức đầu ra của máy thu, tuy nhiên, nếu bạn chỉnh đầu thu tốt, hệ thống của bạn sẽ hoạt động trơn tru và ít có khả năng bị lỗi hơn.

 

Và cuối cùng, dù bạn sử dụng hệ thống không dây nào thì cũng nên có phương án dự phòng. Hãy luôn trang bị thêm chiếc micro có dây, điều này sẽ giúp bạn xoay sở kịp thời nếu chẳng may chiếc micro không dây gặp sự cố.

 

>> Xem thêm: 3 Micro Karaoke hát hay nhất 2020 hiện nay

Bình luận bài viết này

Chia sẻ suy nghĩ của bạn với mọi người



Không có bình luận nào cho bài viết.

Viết bình luận

Kết nối với Thiên Vũ Audio

Logo Thiên Vũ Audio

Hoặc Quý khách có thể chat với trung tâm hỗ trợ

Tổng đài 24/7

0909397737