Chơi âm thanh đẳng cấp đừng đi tìm sự tuyệt đối
03/01/2018
Trong thế giới âm thanh, từ âm thanh hi-fi, hi-end, hệ thống âm thanh gia đình, dàn karaoke, âm thanh hội họp cho đến những thiết bị âm thanh hội trường chuyên nghiệp tôi dám chắc một điều đó là không có thiết bị nào hoàn hảo tuyệt đối cả. Mỗi một thiết bị âm thanh đều hướng đến một mục đích sử dụng riêng, đáp ứng được yêu cầu cụ thể của người dùng. Yêu cầu đặt ra cho mỗi thiết bị âm thanh là khác nhau, tất nhiên, chúng đều hướng đến sự hoàn hảo. Tuy nhiên, hoàn hảo quá không phải lúc nào cũng tốt đẹp, cũng mang đến sự thoải mãn tột độ mỗi khi sử dụng. Đó cũng là lý do tại sao những dân chơi Audio thường không bao giờ tìm đến sự tuyệt đối cả. Dưới đây là những nhóm thiết bị âm thanh cơ bản và chúng tôi sẽ chỉ ra cho bạn tại sao không nên tìm sự tuyệt đối!
Tham khảo thêm:
1. Chất âm chính xác
Những thiết bị thuộc nhóm này thường thuộc về thế giới âm thanh chuyên nghiệp, âm thanh pro. Với những thông số kỹ thuật ấn tượng, dải tần rộng và độ méo cực thấp, những thiết bị này có sứ mệnh thể hiện lại trung thực tới từng chi tiết và tinh tế nhất. Mặc dù hầu hế các nhà sản xuất đều nói rằng sản phẩm của họ có khả năng tái hiện lại âm thanh một cách chính xác, chân thực nhưng họ lại thường đưa ra những thông số kỹ thuật phức tạp nhằm thoả mãn người nghe, đặc biệt là những kỹ sư làm việc trong ngành thu âm. Tuy rất phổ biến và được ưa chuộng nhưng đối với người nghe thông thường hộ lại không quan tâm quá nhiều đến nhóm thiêt bị này!
Nhược điểm : Chính ưu điểm của loại âm thanh này cũng mang lại nhược điểm mà không mấy người chơi âm thanh mong muốn, đó là vạch trần những lỗi nhỏ nhất không tốt, những đĩa thu âm kém thì âm thanh sẽ trở nên tệ và khó nghe. Ngoài ra, đôi khi bạn còn cảm nhận được tiếng treble bị chói, toàn bộ dải âm khô cứng và lạnh, không có hơi ấm và sức sống.
Ưu điểm : Chất âm cực kỳ chính xác và nghe được nhiều chi tiết trên đĩa CD hoặc vinyl. Với nhiều người, đây có thể không phải là chất âm dễ nghe và mang tính thưởng thức, thư giãn bởi vì âm thanh hướng rõ rệt về phía trước. Ngoài ra, những thiết bị thuộc nhóm này sẽ có riếng bass lớn, đôi khi còn hơi khô và dải tần phẳng tuyệt đối.
Các thương hiệu nổi bật : Có không ít thương hiệu loa nghe nhạc, loa hội trường pro thuộc nhóm này như: ATC, PMC, Pioneer/Tad, Adam, Lipinski, JBL Monitor… được thiết kế dành riêng cho các không gian nghe nhạc chuyên nghiệp. Những người bình thường có sở thích âm thanh chính xác cũng sử dụng các loại loa nói trên cho hệ thống âm thanh của gia đình. Về amply, các hãng như Chord, Bryston hay Gamu T được coi là dòng ampli có tính chính xác cao. Một số thương hiệu như B&W hay Wilson Benesch cũng dòng sản phẩm pro và đã quá nổi tiếng trong thế giới hi-end, có âm thanh đặc trưng riêng mang màu sắc chuyên nghiệp.
2. Chất âm tinh tế
Đây là chất âm phổ biến và được ưa chuộng nhất của các audiophile hiện đại, đáp ứng được yêu cầu đa số người nghe, và được ngợi nhiều nhất bởi các chuyên gia âm thanh.
Các thương hiệu nổi bật: Những tên tuổi nổi bật của nhóm chất âm tinh tế này thường là những thương hiệu rất phổ biến và “huyền thoại” như Loa của Wilson Audio, ProAC, B&W, Vandersteen, Genesis, Thiel; thiết bị khuếch đại cùng đầu đĩa của Mark Levínon, Mclntóh, Krell, VTL, Musical Fidelity, Halcro và Audio Reseach …
Ưu điểm : Chất âm tinh tế nổi bật với đặc tính mềm mại và cân bằng trên toàn bộ dải tần, hoàn toàn không có cảm giác chói gắt hay khô cứng so với nhóm âm chính xác. Tiếng bass mạnh mẽ nhưng vẫn có độ êm, dải trung mượt và tiếng treble vang rực rỡ.
Nhược điểm : Đối với những người không thích chất âm này thường cho rằng khó chọn loa và khó kết hợp với thiết bị âm thanh khác. Có thể ampli và đầu đĩa đã đủ bass và dynamic rồi, nhưng dùng thêm cặp loa cũng thuộc nhóm này vào có thể làm âm thanh lạ thường, khó nghe. Những người thích chất âm này thường nghe nhạc jazz, nhạc cổ điển.
3. Chất âm giàu cảm xúc
Những thiết bị được liệt vào nhóm chất âm giàu cảm xúc đã có lịch sự lâu đời nhất, tồn tại và phát triển bền bỉ nhất. Những dòng loa cho chất âm giàu cảm xúc thường chỉ có một củ loa toàn dải, có độ nhạy cao nhưng công suất thấp. Độ rộng, độ bằng phẳng của dải tần, độ méo….thường không được quan tâm. Thay vào đó là dành nhiều tâm sức hơn tới phẩm chất của chất âm như sự ấm áp, truyền cảm và sống động. Các ampli thuộc nhóm này thường là loại SET (viết tắt của Single End Triode) với công suất thấp dưới 15W, nhưng lại có âm thanh vô cùng cuốn hút. Nhiều hãng sản xuất có hàng chục model ampli SET, sử dụng nhiều loại đèn cổ khác nhau để tạo ra nhiều màu âm.
Ưu điểm : Nhờ sử dụng loa toàn dải và đèn điện tử, âm thanh nhưng lại tinh tế, ấm áp và cảm xúc. Loa toàn dải của Fostex hay Lowther có tốc độ phản ứng cực nhanh, thêm vào đó, loa và ampli nhóm này hướng mục tiêu là đường đi của tín hiệu phải ngắn gọn và sạch tuyệt đối. Chính vì thế mà người thiết kế luôn cố gắng làm đơn giản hoá mạch điện và loại bỏ linh kiện không cần thiết.
Nhược điểm : Bạn có thể dễ dàng nhận thấy đối với chất âm thanh giàu cảm xúc thì chắc chắn tiếng bass là điểm yếu rõ rệt nhất. Loa với duy nhất một driver không thể nào tái hiện lại tiếng bass mạnh mẽ như loa cột lớn 3 đến 5 đường tiếng với hai loa bass 10inch. Amply đèn với công suất thấp không thể sánh bằng những ampli bán dẫn 200W về sức mạnh. Vì thế mà với những thiết bị âm thanh này chỉ dùng để nghe nhạc nhẹ nhàng, cảm xúc mà không dùng cho nhạc mạnh mẽ như rock,… Các thương hiệu nổi bật Loa có các thương hiệu như Cain& Cain, Omega, Rethm và Beauhorn Ampli với các hãng chuyên sản xuất ampli dùng đèn như Note UK, Art Audio, Audio Note Kondo, Audio Cary, Air Tight, Shindo và KRAudio…
4. Chất âm rực rỡ
Chất âm rực rỡ là sự hế hợp giữa 2 nhóm âm chính xác và giàu cảm xúc. Đây là chất âm được rất nhiều người yêu thích bởi sự sống động với dải trung đầy đặn, tiếng bass lớn và mạnh mẽ, mặc dù tuyến không hoàn toàn phẳng.
Nhiều amply như Bel Canto, B&O, Hypex, Tripath và chip-amps có âm thanh chính xác nhưng lại vẫn có được sự ngọt ngào mượt mà cảm xúc. Các thương hiệu E.A.R và Manley Labs với những ampli đèn đáp ứng được cả hai thị trường pro và home. Còn về loa, các thương hiệu như Joesph Audio và Tetra của Hoa Kì hay Harbeth, Linn, ProAc, Spendor… của Anh Quốc đều mang đến chất âm rực rỡ đặc trưng
5. Chất âm mượt mà
Nhóm âm mượt khi đã tinh tế hoá nhóm chất âm giàu cảm xúc. Thương hiệu loa mới nổi như Zu và DeVore luôn duy trì được đặc trưng đơn giản nhưng vẫn mang lại hiệu quả của chất âm giàu cảm xúc, bổ sung thêm thùng loa độc đáo và sử dụng công nghệ loa con tiên tiến để cải thiện chất âm toàn dải. Tiếng bass và treble của âm mượt mà được mở rộng hơn, tiếng mid không bị đẩy quá hướng về phía trước mà dễ kiểm soát hơn. Nhiều amply đèn đẩy kéo thuộc về nhóm này như Cary, Air Tight, Rogue, Shindo, Zanden,…chúng đều mang trong mình chất âm nồng ấm của amply đèn, nhưng không chú ý quá nhiều tới độ chi tiết cao, thay vào đó là tạo cảm giác mượt mà.
6. Chất âm mạnh mẽ
Thị trường chủ yếu của nhóm chất âm này là Bắc Âu. Đáp tuyến tần số của các thiết bị này khá phẳng, nhưng mang đến cảm giác ấn tượng, phối hợp được cả sự chính xác lẫn tinh tế, lại có thể tạo ra không gian lớn, mạnh mẽ. Ba hãng sản xuất loa con của chất âm này là Dynaudio, Scan Speak, và Audio Technology. Những thương hiệu thành phẩm loa hoàn chỉnh bao gồm Peak Consult, Dynaudio Speakers, GamuT, Audio Phýíc, cùng những hãng nhỏ hơn như MBL, Dali, Kharma, Marten Design, Canton….Do thiết kế thùng, phân tần khác nhau, mỗi sản phẩm đều có đặc trưng âm thanh riêng nhưng đều mang đến sự phát triển của thị trường chất âm mạnh mẽ.
Mỗi một nhóm chất âm khác nhau sẽ có những đặc trưng riêng biệt. Bạn cũng thấy rằng mặc dù được đánh giá là hoàn hảo nhưng chính sự hoàn hảo này có thể ‘tố cáo’ những điểm yếu của âm thanh. Yêu cầu đặt ra của những dân chơi Audio không phải là lựa chọn một chất âm phù hợp, hoàn hảo nhất mà đó là sử dụng chúng như thế nào để phát huy được những ưu điểm vượt trội mà không bị ‘phô’ cái hạn chế! Chúc bạn thành công trên con đường âm thanh của mình!
Nguồn : hfvietnam
Bình luận bài viết này
Chia sẻ suy nghĩ của bạn với mọi người
Không có bình luận nào cho bài viết.
Viết bình luận